Kế hoạch bài dạy Lịch sử 7- Bộ chân trời sáng tạo Năm học 2022-2023
Ngày soạn: / /2022
CHƯƠNG 3 ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
BÀI 8.VƯƠNG TRIỀU GUP-TA
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp HS:
1. Về kiến thức
- Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ
- Trình bày khái quát được sự ra đời về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của
Ấn độ dưới vương triều Gúp-ta.
- Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa Ấn Độ
dưới thời vương triều Gúp-ta.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và
liên hệ thực tiễn.
b) Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch
sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ
+ Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp
tác.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đánh giá và liên hệ những giá trị của
thành tựu khoa học Ấn Độ thời Gúp-ta còn ảnh hưởng đến hiện tại.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch
sử.
- Nhân ái: Tôn trọng văn hóa, tự do tín ngưỡng của dân tộc khác.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt
động nhóm.
- Trung thực: Hiểu được Ấn Độ là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở