Nguyễn Thị Quyên (Kiên Giang) 0989.037.260
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức:
- Nêu được cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.
- Thực hành được một số cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng.
2. Về năng lực:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện một số cách ứng phó đúng đắn trước những
tình huống căng thẳng bản thân có thể gặp phải trong học tập và cuộc sống.
- Năng lực phát triển bản thân: Nâng cao ý thức tự chủ, kiểm soát được cảm xúc của bản
thân. Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống căng thẳng theo trình tự các bước.
Đánh giá, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, hành vi sai trái, gây
căng thẳng cho mọi người; lên án những hành vi lệch lạc đe dọa gây ra sự căng thẳng của trẻ em,
phụ nữ và những người yếu thế. Không sử sụng chất kích thích, tạo áp lực cho bản thân.
- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp ứng phó trong các tình huống
căng thẳng (bạo lực học đường, bị đe dọa…); cùng bạn bè tham gia các hoạt động trải nghiệm, các
hoạt động về KNS để tạo niềm vui, giảm căng thẳng, có khả năng xử lí và ứng phó khi gặp sự căng
thẳng trong cuộc sống.
3. Về phẩm chất:
- Bình tĩnh: Luôn rèn luyện và nhắc nhở bản thân cần bình tĩnh trước những tình huống để có
thể đưa ra cách ứng biến phù hợp.
- Can đảm, linh hoạt, nhạy bén: Luôn can đảm chia sẻ với những người xung quanh, tìm sự
trợ giúp kịp thời nếu rơi vào tình huống căng thẳng, không được sợ hãi để kẻ xấu khống chế; cần
linh hoạt nhạy bén để bảo vệ bản thân tránh rủi ro đáng tiếc do căng thẳng quá độ.
- Trách nhiệm: thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tạo ra
sự cang thẳng cho người khác.
- Nhân ái: yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ những người gặp phải các tình huống căng
thẳng trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Màn hình tivi, máy tính, phiếu học tập, giấy A0, bút dạ.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo
chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Nêu được cách ứng phó với căng thẳng qua các bức tranh.
- Chia sẻ thêm được các cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà HS biết.
Nguyễn Thị Quyên (Kiên Giang) 0989.037.260