Kế hoạch dạy học môn KHTN 7 - ST
Năm học 2022 – 2023
BÀI 5: PHÂN TỬ - ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất và phân tử.
- Lấy được ví dụ về đơn chất và hợp chất.
- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan
sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn chất và hợp chất.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để phân biệt được đơn chất
và hợp chất trong cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện quan sát
mô hình các chất.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, kể tên và phân loại các chất.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt các chất trong cuộc sống là đơn chất
hay hợp chất.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: trình bày được cách tách các chất dựa
vào tính chất của từng chất.
3. Phẩm chất:
-
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
-
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân
nhằm tìm hiểu về đơn chất, hợp chất.
-
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm
vụ thí nghiệm, thảo luận nhóm.
-
Trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.
Giáo viên:
-
Mô hình hạt thể rắn của đồng, khí oxygen, khí hiếm helium, khí carbon
dioxide và muối ăn ở thể rắn như hình 5.1 SGK.
-
Phiếu học tập.
2.
Học sinh:
-
Bài cũ ở nhà.
-
Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Nêu được cấu tạo của nguyên tử thông qua trò
chơi giải ô chữ)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập kiến thức cũ, tạo hứng thú vào tìm hiểu bài mới.
Nhóm soạn giáo án Hóa học THCS-ST
Trang 1