GV: TRẦN XUÂN TRỌNG
TÊN BÀI DẠY:
BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ
Môn học: GDCD; lớp: 7
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được di sản văn hoá là gì, nêu được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.
- Giải thích được ý nghĩa của DSVH
- Nêu được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với
việc bảo vệ DSVH
- Nêu được trách nhiệm của HS trong việc bảo tồn di sản văn hoá
2.Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học:Tự giác thực hiện được những việclàm bảo tồn di sản văn hoá.
- Điều chỉnh hành vi:Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những giá trị truyền
thống. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với
những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn của di sản văn hoá.
- Phát triển bản thân:Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản
thân nhằm phát huy những giá trị theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Xác định được lí
tưởng sống của bản thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát
triển phù hợp của bản thân để phù hợp với các giá trị đạo đức.
- Tư duy phê phán:Đánh giá, phê phán được những hành vi, việc làm phá hoại di sản
văn hoá.
- Hợp tác, giải quyết vần đề:Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập;
cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của DSVH
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc.
- Nhân ái: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; tích cực chủ động tham
gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần phát huy các giá trị của
DSVH
- Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng
đồng để phát huy giá trị của DSVH. Đấu tranh bảo vệ những truyền thống tốt đẹp; phê
phán, lên án những quan niệm sai lầm.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu
báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Học sinh bước đầu nhận biết về giữ chữ tín để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: thế nào là di sản văn hoá
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Thử tài
hiểu viết”. HS chia làm 3 nhóm, các nhóm tìm những làn điệu mang đậm bản sức
văn hoá quê hương dân tộc
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.