Giáo viên giảng dạy:
Lớp dạy:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết …..:
Bài 30:
THỰC HÀNH:
XÁC ĐỊNH ĐỘNG LƯỢNG CỦA VẬT TRƯỚC VÀ SAU VA CHẠM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được động lượng của hai xe trước và sau va chạm bằng dụng cụ thí nghiệm từ đó
kiểm nghiệm định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.
- Sử dụng các công thức tính sai số phù hợp để giải quyết yêu cầu.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Nhận định được hệ vật, hệ kín trong điều kiện thực tế, nhận biết các thiết bị và công dụng của
thiết bị trong bộ thí nghiệm.
- Biết tư duy khoa học để xây dựng phương án thí nghiệm nhằm giải quyết nhiệm vụ đề ra.
- Biết vận dụng các kĩ năng sử dụng thiết bị an toàn trong phòng thí nghiệm.
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Sáu bộ dụng cụ thí nghiệm. Mỗi bộ gồm: Băng đệm khí; Đồng hồ đo thời gian hiện số; hai
cổng quang điện; Bơm khí nén; Hai xe trượt; Hai tấm cản quang; Cân điện tử; Một số quả
nặng; Lò xo hoặc thanh nhựa chữ U; Chốt ghim; Dây nối. bộ bảng tên thiết bị
- Phiếu học tập:
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Hãy gắn bảng tên vào từng thiết bị trong bộ thí nghiệm.
Câu 2: Tìm hiểu chức năng của từng thiết bị và cách sử dụng thiết bị chính xác nhất
Phiếu học tập số 2:
Câu 1: Khi 2 vật va chạm với nhau, sau va chạm các vật chuyển động như thế nào?
Câu 2: Muốn đo động lượng của hệ vật và của từng vật chúng ta cần đo các đại lượng nào?
Câu 3: Các thiết bị nào sẽ đo được các đại lượng đó? Hãy kết nối các thiết bị để đo được các
đại lượng .
Phiếu học tập số 3
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM