BÀI 25. ĐỘNG NĂNG, THẾ NĂNG.
MÔN VẬT LÝ 10 – KNTT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức tính và biết được đơn vị đo của động năng, thế năng.
- Hiểu được đơn vị đo của động năng, thế năng.
- Vận dụng được biểu thức liên hệ giữa công thực hiện lên vật để có động năng, thế năng.
2. Năng lực
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực
hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra
kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá nhân của HS
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Chuẩn bị ví dụ thực tế về những vật có động năng sinh công.
- Các ví dụ thực tế để minh họa: Vật có thế năng có thể sinh công. Hình ảnh tàu lượn.
- Video sóng thần https://www.youtube.com/watch?v=JEGsAPYBRPE
- Video thiên thạch https://www.youtube.com/watch?v=Wv4H3YmZbPg
2. Học sinh
- Ôn lại phần động năng đã học ở lớp 8 SGK.
- Ôn lại biểu thức công của một lực.
- Ôn lại các công thức về chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Các khái niệm về trọng lực và trọng trường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Khởi động