BÀI 10: SỰ RƠI TỰ DO
(1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Thực hiện được một số thí nghiệm định tính để rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi
cuả vật.
- Phát biểu được thế nào là sự rơi tự do.
- Nêu được đặc điểm của sự rơi tự do.
- Vận dụng được các kiến thức để giải các bài tập và một số vấn đề trong thực tế.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học:tìm kiếm thông tin, sách báo, quan sát thực tế hiểu về rơi tự
do.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm tìm ra phương án thí nghiệm để tìm hiểu
vấn đề sự rơi tự do.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải thích được các vấn đề thực tế.
2.2. Năng lực Vật lí:
- Năng lực nhận biết Vật lí: Biết và phân biệt được vật rơi tự do.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng để giải thích các trường hợp vật rơi
trong không khí, chỉ ra được vật rơi tự do.
3. Phẩm chất
- Có hứng thú học tập môn Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học.
- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Video thí nghiệm
- Dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm (1 quả bóng, 1 chiếc lá, 2 tờ giấy, 2 viên bi cùng kích
thước)
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp...
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động 1 : Mở đầu (Tạo tình huống học tập tìm hiểu về sự rơi)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung:
- GV cho xem video giới thiệu về sự rơi.