2223-H10-KHBDCD-C3-Bai-10-Lien-ket-ion.doc

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu KHBD CÁNH DIỀU - HÓA HỌC 10. TKHBD CÁNH DIỀU - HÓA HỌC 10 là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy ôn thi môn Hóa lớp 10. Hãy tải ngay KHBD CÁNH DIỀU - HÓA HỌC 10. Baigiangxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!!!!!Xem trọn bộ KHBD CÁNH DIỀU - HÓA HỌC 10. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

GV: Trương Thành Chung - Trường: THPT Marie Curie

Kế hoạch bài dạy môn HÓA HỌC 10

CHỦ ĐỀ 3

LIÊN KẾT HÓA HỌC

LIÊN KẾT ION

Thời gian thực hiện:

01 tiết

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức

Học xong bài này, học sinh có thể:

- Trình bày được khái niệm và sự hình thành liên kết ion.

- Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl. Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn

trong điều kiện thường (dạng tinh thể ion).

- Lắp được mô hình tinh thể NaCl (theo mô hình có sẵn).

2) Năng lực

a) Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và

điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

- Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm

vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao

tiếp.

- Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề

xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy ra

trong tự nhiên về mặt hóa học.

b) Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được bản chất của của liên kết ion.

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: phân biệt được các hiện tượng hóa học

hay hiện tượng vật lý xảy ra trong tự nhiên.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: giải thích được các hiện tượng hóa học xảy ra

trong tự nhiên.

3) Phẩm chất

- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.

- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.

- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.

- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.

- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên

Học sinh

Tranh ảnh, mô hình

Chuẩn bị bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe.

c) Sản phẩm: HS biết được những vấn đề liên quan đến bài học mới.

d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK:

- 1 -